Giờ lễ Đức Mẹ bãi Dâu - Hành Hương Đức Mẹ Bãi Dâu

Tượng Đức Mẹ Bãi Dâu nổi bật trên nền xanh của núi đồi, tượng đài Mẹ Thiên Chúa với đôi tay hiền mẫu nâng cao Chúa Hài Nhi như muốn giới thiệu và trao ban cho những ai tìm đến với Mẹ.

giờ lễ đức mẹ bãi dâu, giờ lễ nhà thờ đức mẹ bãi dâu vũng tàu, giờ lễ chủ nhật đức mẹ bãi dâu, giờ lễ ở đức mẹ bãi dâu, giờ lễ đức mẹ bãi dâu vũng tàu,

Bãi Dâu được nhiều người biết đến kể từ ngày 11.08.1963, khi Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình làm phép khánh thành tượng đài Đức Maria Ban Ơn cao 7 m do Cha Phaolô Nguyễn Minh Tri, cha sở Vũng Tàu, xây dựng trên sườn phía Tây của Núi Lớn. Sau khi Giáo phận Xuân Lộc được thành lập, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn đã chính thức công bố Bãi Dâu là Trung tâm Thánh Mẫu của Giáo phận, và từ đó rất nhiều cuộc hành hương kính Đức Maria được tổ chức tại đây.

đức mẹ bãi dâu, đức mẹ bãi dâu ảnh, đức mẹ bãi dâu giờ lễ, đức mẹ bãi dâu giới thiệu, đức mẹ bãi dâu cao bao nhiêu mét, đức mẹ bãi dâu đánh giá, đức mẹ bãi dâu ở vũng tàu, đức mẹ bãi dâu sản phẩm, đức mẹ bãi dâu lễ, kinh đức mẹ bãi dâu,

LỊCH SỬ ĐỨC MẸ BÃI DÂU

Giáo xứ Bãi Dâu hình thành từ năm 1926 khi gia đình ông bà Micae Nguyễn Hồng Ân xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ tại đây và dâng vùng đất này cho Hội Thừa Sai Paris (MEP).

Ngày 22.11.1956, Hội Thừa Sai Paris đã chuyển giao cho giáo phận Sài Gòn; cuối năm 1965, khi giáo phận Sài Gòn chia làm 3, vùng đất Bãi Dâu thuộc về giáo phận Xuân Lộc; nay giáo xứ Bãi Dâu lại thuộc về giáo phận Bà Rịa khi được tách từ giáo phận Xuân Lộc vào ngày 5.12.2005.

Tuy giáo họ Bãi Dâu là một cộng đoàn nhỏ bé nhưng các sinh hoạt tôn giáo lại rất phong phú bởi nơi này cũng là trung tâm hành hương của giáo phận. Vì thế, ngày 19.3.2009, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Mục giáo phận Bà Rịa đã quyết định nâng giáo họ Bãi Dâu lên thành giáo xứ, đồng thời bổ nhiệm linh mục Gioan B. Nguyễn Văn Bộ làm chánh xứ tiên khởi.

Trải qua bề dày lịch sử với không thiếu những gian nan sóng gió, Bãi Dâu có được vị thế và trở thành mảnh đất của đời sống tâm linh như hôm nay trước hết là bởi Thiên Chúa đã yêu thương chọn lựa nơi này; sau là nhờ công sức của bao vị Mục Tử trong Hội Thánh; lòng đạo đức của bao thế hệ cha anh trong cộng đoàn dân Chúa; cách riêng, là sự nhiệt tâm tông đồ của các linh mục quản nhiệm mà chúng ta có thể kể đến:

Cha Phaolô Mouro: 1953- 1954.
Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu: 1954- 1957.
Cha Phaolô Nguyễn Minh Tri: 1957- 1976.
Cha Phêrô Trần Văn Huyên: 1976- 1986.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Giản: 1986- 1998.
Cha Phêrô Nguyễn Hữu Thời: 1998- 2001.
Cha Gioan B. Nguyễn Văn Bộ: 2001- nay.

CÁC DÒNG TU & TU HỘI TẠI ĐỨC MẸ BÃI DÂU

Sự hiện diện đông đảo của các dòng tu, tu hội cùng các nam nữ tu sĩ là dấu chỉ cho bầu khí thiêng liêng, thánh thiện cho mảnh đất nhỏ bé này:

đức mẹ bãi dâu, đức mẹ bãi dâu ảnh, đức mẹ bãi dâu giờ lễ, đức mẹ bãi dâu giới thiệu, đức mẹ bãi dâu cao bao nhiêu mét, đức mẹ bãi dâu đánh giá, đức mẹ bãi dâu ở vũng tàu, đức mẹ bãi dâu sản phẩm, đức mẹ bãi dâu lễ, kinh đức mẹ bãi dâu,

CÁC DÒNG GIÚP XỨ

– Cộng đoàn Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục: phụ trách nhà nguyện Thánh Thể và quầy hàng lưu niệm.
– Cộng đoàn Thánh Phaolô: phụ trách Đền Thánh Đức Mẹ và nhà Tĩnh Huấn.

DÒNG TU NAM

– Đan viện Thánh Mẫu Thiên Phước.
– Cộng đoàn Chúa Cứu thế.
– Cộng đoàn Kitô Vua.

DÒNG TU NỮ

– Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
– Mến Thánh Giá Bắc Hải- Xuân Lộc.
– Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
– Mến Thánh Giá Gò Vấp.
– Mến Thánh Giá Cái Mơn.
– Mến Thánh Giá Chợ Quán.
– Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn.
– Đan viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải

nhà nghỉ đức mẹ bãi dâu, lịch sử đức mẹ bãi dâu, hành hương đức mẹ bãi dâu, đức mẹ bãi dâu bao nhiều bậc thang, lễ đức mẹ bãi dâu chủ nhật, giờ lễ chủ nhật đức mẹ bãi dâu, nhà dòng đức mẹ bãi dâu, hình ảnh đức mẹ bãi dâu, nhà hành hương đức mẹ bãi dâu, trung tâm hành hương đức mẹ bãi dâu,

CƠ SỞ ĐỨC MẸ BÃI DÂU

Tất cả cơ sở tại giáo xứ Bãi Dâu như khuôn viên, nhà thờ, nhà nguyện Thánh Thể, đài Mẹ Thiên Chúa, nhà tĩnh huấn, nhà hành hương, đàng Thánh Giá, đàng Mân Côi… đều là cơ sở giáo phận.

Năm 1926, Sườn núi và khu đất bằng khoảng 10 mẫu, khởi đầu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu, ghi danh khai thác với nhà nước từ ngày 9 tháng 4 năm 1926. Liền sau đó (14.4.1926) ông Lương chuyển lại cho ông bà Nguyễn Hồng Ân quen gọi là Vệ Ân (quốc tịch Pháp, chức vệ úy). Cũng năm 1926, ông bà Vệ Ân xây nhà nguyện đá, bên cạnh là “kim tĩnh” mong sau này được chôn cất tại đó (nhưng sau này hai ông bà dời đi Bà Rịa và qua đời ở đấy).

Ngày 1 tháng 12 năm 1927, ông bà Nguyễn Hồng Ân dâng nhà nguyện và đất đai cho hội Thừa Sai Paris. Hồi ấy, Vũng Mây còn là rừng rậm, khỉ ho cò gáy, ít người dám lui tới, cọp đôi khi còn về tìm mồi, khỉ thường chạy tung tăng chặn lối đi. Đến sau các cha thừa sai cho phá rừng, trồng dâu nuôi tằm, để tạo công ăn việc làm cho một số bà con ở đây: Bãi Dâu, tên có từ đấy.

Năm 1962, chính năm khai mạc thánh Công Đồng Vaticanô II, tháng 10 năm 1962 tại Bãi Dâu Vũng Tàu, cha chính xứ kiêm quản hạt Phaolô Nguyễn Minh Tri xây dựng tượng đài Đức Mẹ Ban Ơn lành cao 7 mét trên sườn núi.

Năm 1963, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tòa Giám Mục Sài-Gòn làm phép khánh thành Tượng Đài Đức Mẹ Ban Ơn.

Ngày 04.10.1965 Giáo Phận Xuân Lộc được thành lập. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, Giám mục tiên khởi, đã chính thức công bố Bãi Dâu là trung tâm Thánh Mẫu của Giáo Phận Xuân Lộc, ngài cho cất 14 đàng Thánh giá, xây nhà nghỉ mát, và đã nhiệt tình tổ chức các cuộc hành hương trọng thể kính Đức Mẹ Maria. Nhiều người giáo dân trong Giáo Phận không bao giờ quên được cuộc cung nghinh Đức Mẹ của toàn giáo phận vào tháng 5.1973. Hằng mấy chục ngàn người và hằng trăm ghe thuyền lớn nhỏ tuốn về Bãi Dâu cử hành một cuộc rước kiệu lớn nhất lúc bấy giờ để tôn vinh Đức Mẹ. Các vị Giám Mục kế nhiệm tiếp nối làm cho Bãi Dâu càng ngày càng thu hút nhiều người về hành hương kính Đức Mẹ.

Năm 1992, ngày đầu năm, kính Đức Mẹ Thiên Chúa, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Giám Mục Xuân Lộc đặt viên đá trùng tu trung tâm hành hương. Tuợng đài được thay thế bằng tuợng Ðức Mẹ Thiên Chúa cao 25 mét, kể cả Chúa Con 27,5 mét.

Năm 1994, Tượng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã được làm phép và khánh thành ngày 31.12.1994, với sự chủ lễ của Đức Giám Mục Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật. Sau này, nhà nguyện đá đuợc di chuyển xuống chân núi, nhường chỗ cho một nhà thờ mái vòm có sức chứa 1 (một) ngàn nguời, đã được kiến thiết. Mặt bằng phía dưới đã được cải tạo, thành một công trường có khả năng chứa 100 (một trăm) ngàn nguời. Tượng Đức Mẹ Ban Ơn đã bao năm đứng bên bờ đại dương được tháo gỡ và đưa về đài mới tại Giáo Xứ Sao Mai, ngày 10.03.1995 và khách hành hương vẫn còn đưa bước về Sao Mai kính Mẹ Ban Ơn lành. Ngày nay, người người tìm về Bãi Dâu để cầu nguyện và kính viếng đất Mẹ càng ngày càng đông.

nhà nghỉ đức mẹ bãi dâu, lịch sử đức mẹ bãi dâu, hành hương đức mẹ bãi dâu, đức mẹ bãi dâu bao nhiều bậc thang, lễ đức mẹ bãi dâu chủ nhật, giờ lễ chủ nhật đức mẹ bãi dâu, nhà dòng đức mẹ bãi dâu, hình ảnh đức mẹ bãi dâu, nhà hành hương đức mẹ bãi dâu, trung tâm hành hương đức mẹ bãi dâu,

GIỜ LỄ ĐỨC MẸ BÃI DÂU

Ngày thường: 05:00
Cuối tuần Thứ 7: 17:00
Chúa nhật: 05:30 | 10:00

Lễ trọng kính Đức Mẹ
Thứ 7 đầu tháng: 05:00 I 10h00
Ngày 13 từ tháng 5 đến tháng 10: 05:00 I 10h00

giờ lễ đức mẹ bãi dâu, giờ lễ nhà thờ đức mẹ bãi dâu vũng tàu, giờ lễ chủ nhật đức mẹ bãi dâu, giờ lễ ở đức mẹ bãi dâu, giờ lễ đức mẹ bãi dâu vũng tàu,

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ BÃI DÂU

Theo linh mục phụ trách Ban Truyền thông giáo phận cho biết: Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu thuộc Giáo phận Bà Rịa, là điểm tham quan du lịch được nhiều du khách biết đến khi đến với thành phố biển Vũng Tàu. Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu đón khách hành hương và du khách tham quan mỗi ngày, lượng khách nhiều hơn vào thứ bảy và Chúa Nhật hằng tuần, đông nhất là vào ngày 1.1 (lễ Mẹ Thiên Chúa, quan thầy của giáo phận Bà Rịạ); Giáo phận Bà Rịa có chương trình hành hương cấp giáo phận kính Đức Trinh Nữ Maria hằng tháng gồm: Rước kiệu kính Đức Mẹ và Chầu Thánh Thể (vào lúc 19 giờ tối thứ sáu đầu tháng) và thánh lễ trọng thể (lúc 10 giờ sáng thứ 7 đầu tháng) do Đức Giám Mục giáo phận chủ sự. Riêng trong năm, từ tháng 5 đến tháng 10, có thêm hai ngày hành hương cấp giáo phận (vào 19h tối ngày 12 và Thánh lễ trọng thể lúc 10 giờ sáng ngày 13).

khách sạn gần đức mẹ bãi dâu, nhà sách đức mẹ bãi dâu, leo núi đức mẹ bãi dâu, đức mẹ bãi dâu thành phố vũng tàu, đền thánh đức mẹ bãi dâu photos, nhà thờ đức mẹ bãi dâu, giờ lễ đức mẹ bãi dâu vũng tàu, thánh giá đức mẹ bãi dâu, đức mẹ bãi dâu vũng tàu, nhà thờ đức mẹ bãi dâu vũng tàu,

Toàn bộ khu vực chung quanh Trung tâm Đức Mẹ Bãi Dâu thuộc Giáo phận Bà Rịa hiện nay có nhiều nhà nghỉ dành cho khách hành hương kính Đức Mẹ và khách du lịch bình dân hay sang trọng. Ngoài khu nhà là cơ sở chính là Trung tâm hành hương, hội nghị của Tòa Gíam mục Bà Rịa nằm bên tay phải trung tâm, phải kể đến Nhà hành hương của Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh nằm bên trái trung tâm được xây dựng lớn do Cha Inhaxio Hồ Văn Xuân, Tổng đại diện thực hiện theo di chúc của Đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình. Nơi đây hàng năm đón tiếp cả trăm đoàn hành hương thuộc các giáo xứ, đoàn thể  từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, các dịp hội nghị của các Ủy ban của Hội đồng Giám Mục tổ chức hội thảo, huấn luyện, học hỏi  lưu lại vài ba ngày. Có nhà nghỉ, nhà ăn, nhà nguyện có thể đón một lúc trên 200 người.

khách sạn gần đức mẹ bãi dâu, nhà sách đức mẹ bãi dâu, leo núi đức mẹ bãi dâu, đức mẹ bãi dâu thành phố vũng tàu, đền thánh đức mẹ bãi dâu photos, nhà thờ đức mẹ bãi dâu, giờ lễ đức mẹ bãi dâu vũng tàu, thánh giá đức mẹ bãi dâu, đức mẹ bãi dâu vũng tàu, nhà thờ đức mẹ bãi dâu vũng tàu,

Với các đoàn thể đi theo nhóm trên dưới 100 người có thể đến nghỉ tại nhà nghỉ các Dòng Mến Thánh Giá Nữ Cái Mơn, Cái Nhum,  Thủ Thiêm, Chợ Quán hay các Dòng Nam như Kytô Vua, Biển Đức, Thừa sai Thánh Mẫu (OMI) . . .đóng quanh trung tâm Bãi Dâu với bán kính khoảng 500m. Có phòng 2, 3, 4 người hay phòng tập thể 10, 20 người rất phù hợp cho giới lao động nhưng cũng tiện nghi , sạch sẽ. Và hơn tất cả là lòng mến khách, ân cần, thoải mái của các tu sĩ.Trung Tâm Thánh Mẫu Bãi Dâu hôm nay quả là nơi xứng đáng để con cái Mẹ “Đến với Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria” (Per Jesum Ad Mariam ) để cầu nguyện xin Mẹ cầu cùng Chúa ban mọi ơn lành hồn xác mà còn là nơi nghỉ ngơi bên Mẹ sau những ngày tháng vất vả mưu sinh. Mặt khác Bãi Dâu còn là điểm du lịch yên tĩnh, nhẹ nhàng cho du khách muốn tìm sự tĩnh lặng, thư giãn cho tâm hồn .     

(Sachconggiao.vn sưu tầm)             

                                                

 


Bình luận


Tin tức khác
» Những biểu tượng của Chúa Thánh Thần
» Dấu Thánh Giá là gì? Ý nghĩa việc làm Dấu Thánh Giá?
» Làm sao để trở thành một người theo đạo Công Giáo?
» Để tham dự Thánh Lễ sốt sắng hơn
» Làm sao tu? Tu làm sao?
» Cha mẹ Công Giáo dạy trẻ sống theo gương sáng Đức Mẹ Maria
» Làm thế nào để giúp con gần gũi hơn với Chúa
» Những cách để dạy con trẻ yêu mến Đức Mẹ Maria
» Có nên ép trẻ em đi lễ không?
» Làm thế nào để giáo dục Đức Tin cho trẻ em

Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ