Giáo dục theo gương Don Bosco
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
Giá: 45,000đ
Lượt xem: 110,405

HẾT HÀNG

Giáo dục theo gương Don Bosco

• Tác giả: Carlô Amrôgiô
• Dịch giả:  Người SalêDiêng Mac
• NXB: Phương Đông
• Loại bìa: Bìa mềm
• Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
• Số trang: 234
• Năm xuất bản: 2015

heart Một phần lợi nhuận được dành cho quỹ từ thiện


Chi tiết sản phẩm

GIÁO DỤC THEO GƯƠNG DON BOSCO

Các bạn trẻ, những nhà giáo dục tương lai thân mến.

Thế giới nói nhiều về năm 2000. Vào năm 2000, các bạn sẽ là ai, làm gì, ở đâu? Ngay chính các bạn cũng không nắm vững được câu trả lời. Có điều chắc chắn là các bạn sẽ bước vào Tình yêu. Tình yêu sẽ đưa các bạn đến Hồng Ân cao cả: được làm cha, làm mẹ và có những người con giống hình ảnh Thiên Chúa. Các bạn được mời gọi thông hiệp vào mầu nhiệm Tạo dựng của Thiên Chúa qua bí tích Hôn nhân, và như thế các bạn trở thành người cha, người mẹ, những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái mình.

Thánh Gioan Bosco nói: "Nơi mỗi đứa trẻ, con cái các bạn, đều có một vị thánh đang ngủ quên, các bạn phải biết làm sao để đánh thức vị thánh đó dậy".

Bạn trẻ thân mến,

Hoa trái của tình yêu, hạnh phúc của cha mẹ đó chính là con cái. Làm sao để biết đánh thức vị thánh đang ngủ quên trong các con cái các bạn: đó là tất cả ý nghĩa, mục tiêu, cứu cánh của khoa sư phạm hay nghệ thuật giáo dục vậy.

Tôi xin giới thiệu với các bạn trẻ một số mẩu chuyện ngắn mang tính giáo dục theo phương pháp của Cha Thánh Gioan Bosco, là Cha, Thầy, Bạn của giới trẻ và cũng là Bổn mạng của các bậc cha mẹ, những nhà giáo dục chính yếu và tiên khởi.

Những bài này do Cha Carlô Ambrôgiô viết nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Thánh Gioan Bosco qua đời (1888-1988), đã được đăng trên Nguyệt san Salêdiêng trên khắp thế giới dưới tựa đề: GIÁO DỤC THEO GƯƠNG DON BOSCO.

Tôi mong ước những bài này sẽ góp phần giúp các bạn trẻ, cách riêng các cha mẹ trẻ, hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ cao quý nhưng vô cùng khó khăn, là giáo dục con cái mình.

Nguyện xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Phù Hộ các giáo hữu và Thánh Gioan Bosco, ban cho các bạn trẻ và các bậc cha mẹ nhiều ơn lành hồn xác.

Lm. P.M. Nguyễn-Văn-Đệ SDB
Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt-Nam

GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN: DỄ HAY KHÓ (Trích Giáo dục theo gương Don Bosco)

Ngày nọ, Don Bosco vào một tiệm hớt tóc ở Tôrinô. Ngài gặp một cậu bé tập nghề và hỏi:

- Con tên gì?
- Dạ, con tên là Carôlô Gastini.
- Cha mẹ con còn sống không?
- Thưa, con chỉ còn mẹ.
- Con bao nhiêu tuổi?
- Thưa, mười một.
- Con đã rước lễ lần đầu chưa?
- Dạ, chưa.
- Con có học giáo lý không?
- Thưa, con đang học.
- Tốt lắm! Bây giờ con cạo râu cho cha.

Ông chủ tiệm la lên:
- Trời ơi! Xin cha đừng mạo hiểm! Thằng này mới học nghề mà! Nó chỉ có thể cạo lông chó thôi!

Don Bosco bình thản đáp:
- Không hề gì! Nếu cậu bé không bắt đầu thực tập, thì sẽ không bao giờ thành nghề được đâu.
- Xin lỗi cha! Nếu cần thực tập, con sẽ cho nó cạo râu người khác, chớ không được cạo râu một linh mục.
- Lạ nhỉ! Thế râu của tôi quí hơn sao? Không có gì phải sợ, bác ạ. Râu của tôi là râu gỗ (Don Bosco dùng tên mình để chơi chữ một cách hóm hỉnh, vì tiếng Piemonte "bosch" có nghĩa là gỗ). Miễn sao nó đừng cắt mũi tôi là được.

Cậu bé học nghề được dịp thực tập. Don Bosco thản nhiên trước sự vụng về của cậu. Song, Ngài nói: "Không tệ lắm! Con sẽ sớm trở thành thợ cạo nổi tiếng!" Sau đó, Ngài còn nói đùa với Gastini và mời cậu đến Nguyện xá vào Chúa nhật tới. Cậu nhận lời mời của Ngài.

Don Bosco trả tiền cho ông chủ và đi ra. Suốt đoạn đường, thỉnh thoảng Ngài đưa tay lên xoa cái mặt đau rát và nóng bỏng của mình, nhưng Ngài hài lòng vì đã chinh phục được cậu bé.

Giữ đúng lời hứa, Chúa nhật sau đó, cậu bé tới Nguyện xá. Don Bosco khích lệ cậu, và giúp cậu vui chơi với các trẻ em khác. Sau khi kết thúc các lễ nghi tôn giáo, Ngài nói thầm vào tai cậu vài lời rồi dẫn tới phòng áo, giúp xét mình và giải tội cho cậu. Carôlô xúc động đến rơi lệ. Don Bosco cũng không cầm nổi nước mắt. Từ ngày ấy Nguyên xá đã trở nên ngôi nhà thứ hai của Carôlô Gastini.

Don Bosco chinh phục các thanh thiếu niên nhờ biết tín nhiệm chúng, rồi lôi kéo tới mình để giáo dục và dẫn chúng đến với Thiên Chúa. Một nhà tâm lý đã viết cách khôi hài:

"Người ta có thể giáo dục trẻ em cách dễ dàng nếu có sự kiên nhẫn… của một nghệ nhân (hay tu sĩ Xitô)[1], sự bình tĩnh của một phi hành gia và ngủ ít". Nói đúng hơn: "Giáo dục trẻ em là chuyện dễ đối với người biết dành cho chúng lòng tín nhiệm và thực sự yêu thương chúng đến độ hy sinh chính mình".

* Đâu là ngăn trở lớn nhất đối với mối tương quan tốt giữa nhà giáo dục và trẻ em? Thường đó là vì không có khả năng yêu mến chúng đến độ hy sinh. Cha mẹ thường chỉ biểu lộ lòng yêu thương bằng cách cung cấp cho con cái mọi nhu cầu vật chất, đang khi chúng tìm một cái gì hoàn toàn khác. Chúng mong tìm gặp nơi cha mẹ những người bạn để gởi gắm các nỗi niềm thầm kín, những người hướng đạo chững chạc trước các khó khăn của tuổi đời mới lớn. Cha mẹ phải luôn đi bước trước. Con cái sẽ khó đi bước trước được. Nhà giáo dục cũng thế. Để giáo dục một đứa trẻ, dạy giỏi chưa đủ, mà còn phải yêu thương nó và biết cách biểu lộ lòng yêu thương ấy nữa.

* Thanh thiếu niên thường tỏ ra dửng dưng trước vấn đề tôn giáo. Bởi đâu? Một phần do lứa tuổi, một phần do xã hội chung quanh, và một phần cũng do lỗi của người giáo dục, không biết trình bày tôn giáo đích thực của Tin Mừng. Thanh thiếu niên sẽ tự nhiên từ khước thứ tôn giáo chỉ có luật lệ, cấm đoán và hăm dọa. Đó không phải là thứ tôn giáo của Đức Kitô.

* Đâu là mục tiêu mà cha mẹ và người giáo dục cần giới thiệu cho thanh thiếu niên? Trước hết, cần giúp chúng trở nên người trưởng thành và biết gánh vác trách nhiệm, xác tín được rằng không có Thiên Chúa và đức tin thì đời sống sẽ trở thành một bài toán vô nghiệm và không thể chấp nhận được. Tốt nhất là làm sao hướng dẫn chúng tự khám phá ra những điều ấy. Chẳng hạn khi nói về tình yêu, hãy gợi ý cho chúng khám phá đâu là tình yêu đích thật. Hãy để cho chúng đạt tới những điều được Tin mừng xác nhận và vui hưởng những kết quả ấy.

[1] và cũng có nghĩa bóng: nghệ nhân làm những việc tỉ mỉ cách kiên nhẫn.


HÃY DẠY TRẺ EM BIẾT QUI LUẬT TIẾNG VANG (Trích Giáo dục theo gương Don Bosco)

Cha Matthêu Rigôni là một linh mục Salêdiêng thuộc thế hệ đầu tiên, qua đời tại bệnh viện Enganêô, gần Estê, trong thế chiến thứ hai. Ngài thường kể: "Một buổi sáng, tôi đang vội vã xuống thang thì gặp cha Bosco. Ngài chặn tôi lại, mỉm cười: "Con không được trốn cha nữa nhé". Sau đó Ngài cầm tay tôi, nắm chặt như muốn tỏ ý không buông tôi ra nữa. Và âu yếm nói tiếp: "Con chịu ở với Don Bosco suốt đời chứ?" Tôi không sao từ chối được: "Vâng thưa cha, con xin hứa". Ngài buông tay tôi ra, và từ lúc đó, cái nhìn của Ngài đã xâm chiếm lòng tôi. Rồi Ngài tiếp tục lên cầu thang cách khó nhọc, còn tôi thì chạy đi chơi. Sau này tôi được chứng kiến phép lạ Ngài làm hạt dẻ hóa nhiều; và còn được Ngài dẫn tới Rôma hát lễ trong ngày cung hiến Vương cung Thánh đường Thánh Tâm nữa. Điều đáng nói hơn cả là, tôi không thể nào quên lòng yêu thương Ngài đã biểu lộ cho tôi vào sáng hôm đó trên cầu thang Nguyện xá: cú sét ấy đã liên kết tôi với Don Bosco suốt đời. Kể từ đó tôi không bao giờ ân hận vì đã trở thành tu sĩ Salêdiêng".

* Tâm hồn trẻ em phải được chinh phục như thế: tỏ cho chúng biết mình thực sự muốn điều tốt cho chúng. Don Bosco nói: "Yêu mến trẻ em thôi chưa đủ, các trẻ em còn cần nhận biết chúng được yêu mến".

Trẻ em nào cũng muốn được yêu mến. Chúng cần biết cha mẹ đang muốn điều tốt cho chúng. Không gì có thể thay thế cảm nghiệm kỳ diệu ấy. Những đứa trẻ thất vọng vì không được gia đình hoặc các nhà giáo dục yêu mến, cảm thông, sẽ không bao giờ trở nên Kitô hữu hay công dân tốt. Chắc chắn sẽ có một "mặc cảm" nào đó tồn tại trong suốt cuộc đời chúng. Chính vì thế, Thánh Phaolô khuyên Giám mục Titô hãy "dạy các bà mẹ trẻ yêu thương con cái họ" (Tt 2,4).

* Phải lưu ý tới qui luật "tiếng vang". Một ông giám đốc ngân hàng danh tiếng người Nhật kể lại: khi còn nhỏ, ông được cha mẹ đưa tới vùng rừng núi để nghe tiếng vang. Người cha nói với ông: "Cưng của ba có thấy không, mỗi lời con nói đều được phóng ra và dội lại. Con hãy lưu ý tới qui luật "tiếng vang". Qui luật "tiếng vang" là một luật phổ quát. Muốn được yêu mến và được biết ơn, con hãy yêu mến và có lòng tri ân trước. Như Chúa Giêsu đã nói: "Các con đong bằng đấu nào, sẽ được đong lại bằn đấu ấy". Cha mẹ hay nhà giáo dục càng biểu lộ lòng yêu mến đối với con cái, thì khi về già càng nhận được lòng biết ơn của chúng. Trẻ em của hôm nay, ngày mai sẽ là tiếng vang vọng lại của lòng yêu mến và sự quan tâm mà ta đã dành cho chúng.

* Hãy giúp trẻ em nhận ra những điều tốt đẹp chung quanh chúng: hãy dạy chúng nhận biết tình yêu của Cha trên trời đối với từng em trong các biến cố của cuộc sống, ngay cả trong những biến cố đau buồn nhất. Một nhà báo đã viết: "Hồi còn là hướng đạo sinh, anh huynh trưởng của tôi rất say mê khoa học thiên nhiên. Anh dẫn chúng tôi vào rừng, bảo chúng tôi chạy và rồi bắt chúng tôi tả lại những điều đã thấy. Chúng tôi chỉ thấy được độ một phần tư những gì anh thấy. Sau đó, anh lấy tay phác một vòng và nói: "Chúa ở quanh các bạn, nhưng các bạn cứ tưởng Ngài ở xa. Đừng sống như những người hay khép kín, giữ kẽ, nhưng hãy mở mắt và thán phục. Đừng mặc áo mưa khi tắm dưới vòi sen". Đây là một lời khuyên không được quên: phải giúp trẻ em cởi bỏ cái vỏ sò của bản năng ích kỷ. Chúng phải để mình được ướt sũng khi tắm dưới vòi hoa sen của tình yêu mà Thiên Chúa vẫn tuôn xối xả trên chúng mỗi ngày, từ sáng tới chiều".

GIÁO DỤC THEO GƯƠNG DON BOSCO đang được bán tại NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Chúng con rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý từ quý độc giả, khách hàng tại Việt Nam và quốc tế để chúng con ngày càng đem lại chất lượng dịch vụ tốt hơn
Hotline/ Zalo chăm sóc khách hàng của chúng con : 0703.753.740

Bình luận


Cùng danh mục
Xem thêm


Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ