Giới thiệu Đức Giêsu cho mọi người
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
Giá: 45,000đ
Lượt xem: 110,266

Đặt mua Bấm vào nút này để đặt mua sản phẩm

Giới thiệu Đức Giêsu cho mọi người

• Tác giả: Joseph Doré
• Dịch giả: Lm Nguyễn Hữu Đức, PSS
• NXB: Đồng Nai
• Loại bìa: Bìa mềm
• Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
• Số trang: 173
• Năm xuất bản: 2018

heart Một phần lợi nhuận được dành cho quỹ từ thiện


Chi tiết sản phẩm

GIỚI THIỆU ĐỨC GIÊSU CHO MỌI NGƯỜI

Như chính tựa đề của cuốn sách và tên gọi của bộ tuyển tập đã cho thấy, tác phẩm này đề nghị với chúng ta, một cách chính xác, không chỉ là giải thích Đức Giêsu, mà còn là giải thích Đức Giêsu cho mọi người!

Tác giả trình bày đức tin một cách có trách nhiệm và diễn giải về đức tính cho chính mình một cách dễ hiểu hơn, điều này không có ý lôi kéo người khác, như tác giả mượn lời của Péguy: “Khi tôi gặp một người bạn (cách tiên thiên, cá nhân tôi xin mạn phép xem mọi độc giả là bạn), suy nghĩ đầu tiên của tôi không phải là tự nhủ: ‘Làm sao để tuyên truyền, lôi kéo anh ta đây?”
(Văn Cương, SJ - Vatican News)

Kính thưa quý độc giả,

Cách đây hơn 20 thế kỷ, trên vùng đất lúc đó được gọi là Palestine, một người tên là Giêsu được sinh ra. Lời nói và hành động của Ngài đã khơi lên nơi những người xung quanh mối quan tâm thích thú, sau đó là thái độ ngần ngại và cuối cùng là sự chống đối mạnh mẽ đến độ khiến Ngài bị kết án bởi chính quyền thời đó. Ngài bị tử hình đóng đinh thập giá ở Giêrusalem, thủ đô chính trị đồng thời là thành thánh của dân Do Thái, dân tộc mà Ngài được sinh ra từ hơn ba mươi năm trước đó.

Tuy nhiên, mọi chuyện chưa kết thúc ở đây. Một số người đã từng nghe Đức Giêsu rao giảng và đi theo Ngài, giờ đây tuyên bố rằng họ đã gặp Ngài sống lại từ cõi chết và tin tức này được rao truyền cho đến chúng ta ngày nay. Từ đó khai sinh tôn giáo được gọi là “Kitô giáo”, ngày nay có hơn 1,5 tỷ tín đồ, được phân bố hầu khắp trên thế giới.

Tất cả câu hỏi được đề cập ở đây, sau cùng có thể được tóm gọn trong một câu hỏi này: Làm thế nào mà sự việc có thể xảy ra như vậy? Chúng ta có thể biết chính xác điều gì về Đức Giêsu, hầu có thể làm rõ hơn căn nguyên khiến Ngài có một vận mạng như thế, một sức ảnh hưởng như thế, một “sự sống còn” như thế? Vâng, làm sao giải thích tất cả điều đó và làm sao giải thích cho chính chúng ta về tất cả điều đó?

Nội dung (Chương I – Cuộc đời)

Đức Giêsu có thật không? Là một huyền thoại hoàn toàn do tưởng tượng, hay một nhân vật lịch sử?

Có ích gì nếu nói về một khuôn mặt lịch sử mà chính sự hiện hữu còn chưa được xác minh và không chắc chắn? Vậy mà, kể từ thế kỷ XIX và XX, người ta đã đặt lại vấn đề về cuộc đời Đức Giêsu và đến hôm nay đôi khi người ta vẫn còn nghi ngờ về điều đó. Vào thế kỷ XIX, trường phái được gọi là “trường phái huyền thoại” đã khai triển một số luận cứ để phủ nhận sự hiện hữu thật sự của Đức Giêsu và cho rằng Ngài chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Theo trường phái này, việc thần linh xuất hiện trong hình dáng con người để trợ giúp các môn đồ của mình rồi sau đó quay trở về trời, là chuyện thường gặp trong lịch sử các tôn giáo và vì thế, điều các Kitô hữu nói về ông Giêsu của họ là hoàn toàn tầm thường.

Điều người ta nói về nhân cách, hành xử và số phận của ông Giêsu thực ra đều lấy từ huyền thoại. Những bằng chứng được cho là liên quan đến con người được gọi là Giêsu chỉ hoàn toàn là sản phẩm của hư cấu, thậm chí là man trá rõ ràng. Câu chuyện từ ban đầu chỉ có thể thành công là nhờ việc quần chúng dễ dàng tin nhận những điều huyền thoại và thích thú loan truyền nó đi.

Nhưng tình thế đã sớm thay đổi. Thật vậy, song song với trường phái được gọi là “huyền thoại”, người ta thấy dần dần hình thành, đi kèm với những gì sẽ trở thành ngành khoa học lịch sử, một trường phái – hay đúng hơn, là một phương pháp – gọi là phê bình. Phương pháp này đã nhanh chóng đưa ra những bằng chứng về cuộc đời của “một ông Giêsu nào đó” ở một thời điểm, nơi chốn và bối cảnh xác định, với sự chính xác đầy đủ khiến cho người ta không thể nghi ngờ gì nữa.

Khi truyền thống Kitô giáo đề cập đến sự Phục sinh của Đức Giêsu thì đó có phải là một chuyện hoang đường, một sự kiện không thể xác nhận hay không?

Cũng như các tình tiết khác nhau trong cuộc đời Đức Giêsu, mà chúng ta vừa kể ra, đã được xác nhận, thì chắc chắn theo lịch sử, ngay từ những năm 35–40, các môn đệ thân cận với Đức Giêsu đã loan truyền một “tin đồn” ngay trong những ngày tiếp liền với việc táng xác Ngài trong mồ: người ta đã gặp lại Đức Giêsu Phục Sinh! Mặt khác, một điều chắc chắn nữa là xung quanh chứng từ này và âm hưởng của nó (được truyền miệng rồi nhanh chóng được viết ra, bắt đầu từ các ký lục) đã sớm xuất hiện các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi: trước tiên ở Palestine, rồi nhanh chóng phát triển, đặc biệt nhờ sứ vụ của Phaolô, trên một phần đáng kể chung quanh Địa Trung Hải, như chúng ta sẽ thấy sau.

Giữa những chứng từ khác nhau, ta có một bằng cớ không thể nghi ngờ là chuyện Phaolô ngay từ năm 50/51 đã viết thư và gởi cho các Kitô hữu có mặt ở Thêxalônica, Hy Lạp. Đây là bản văn đầu tiên của bộ Tân Ước xét theo thời gian: Thư thứ nhất gởi tín hữu Thêxalônica. Qua đó ta biết được là, dựa trên nền tảng đức tin vào sự Phục sinh của Đức Giêsu, người ta đã tuyên xưng Ngài là “Đấng Kitô / Mêsia”, là “Con Thiên Chúa” và là “Đức Chúa”! Ta thấy đây là sự xác nhận chính thức của điều sẽ là đức tin Kitô giáo vào một Đức Giêsu Kitô. Sự xác nhận từ rất sớm về đức tin này – dù còn phải được xác định rõ hơn về sau – đã khẳng định việc ta có thể nhận biết một Đấng Kitô / Mêsia của Thiên Chúa trong Đức Giêsu lịch sử.

Mục lục

Chúng ta sẽ cùng đi làm rõ cuộc đời của “nhân vật Giêsu” và sứ điệp bằng lời giảng dạy và hoạt động của Ngài, cũng như về căn tính có thể là của Ngài và về các thế hệ mà Ngài thực tế đã khơi lên, qua hai mươi thế kỷ, đến chúng ta ngày nay. Cuộc đời, sứ điệp, căn tính và hậu thế: đó sẽ là những giai đoạn, những đề mục trên bước đường lập luận của chúng ta để “giải thích” Đức Giêsu.

Tác phẩm “Giới thiệu ĐGS cho mọi người” dày 173 trang trên khổ giấy 14.5 x 20.5 cm,
Tác giả trình bày đức tin một cách có trách nhiệm và diễn giải về đức tính cho chính mình một cách dễ hiểu hơn, điều này không có ý lôi kéo người khác, như tác giả mượn lời của Péguy: “Khi tôi gặp một người bạn (cách tiên thiên, cá nhân tôi xin mạn phép xem mọi độc giả là bạn), suy nghĩ đầu tiên của tôi không phải là tự nhủ: ‘Làm sao để tuyên truyền, lôi kéo anh ta đây?”

GIỚI THIỆU ĐỨC GIÊSU CHO MỌI NGƯỜI đang được bán tủ sách thiêng liêng tại NHÀ SÁCH CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Chúng con rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý từ quý độc giả, khách hàng tại Việt Nam và quốc tế để chúng con ngày càng đem lại chất lượng dịch vụ tốt hơn
Hotline/ Zalo chăm sóc khách hàng của chúng con : 0703.753.740

 

 

Bình luận


Cùng danh mục
Xem thêm

Hotline (24/7)

Messages

Chat Zalo

Liên hệ